Trao đổi ion để xử lý nước cứng

Cập nhật: 08/07/2018

 Trao đổi ion là một phương pháp làm mềm, khử khoáng vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Nguyên lý hoạt dộng của các loại vật liệu hầu như giống nhau. Sự khác biệt chỉ thể hiện rõ ở cấu tạo và quy trình công nghệ sản xuất vật liệu trao đổi ion.

 Trao đổi ion là một phương pháp làm mềm, khử khoáng vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Nguyên lý hoạt dộng của các loại vật liệu hầu như giống nhau. Sự khác biệt chỉ thể hiện rõ ở cấu tạo và quy trình công nghệ sản xuất vật liệu trao đổi ion.

Ion là một nguyên tử mang điện tích. Nguyên tử mang điện tích âm được gọi là Anion. Nguyên tử mang điện tích dương (thường là kim loại) được gọi là Cation.

Image

Chu trình vận hành bộ trao đổi ion

Khi gặp điều kiện thuận lợi, các ion trái dấu có thể kết hợp với nhau, tạo thành cặn, váng. Một số có hại cho sức khỏe, một số gây mất mỹ quan. Để xử lý hiện tượng này, người ta dùng "hạt nhựa trao đổi ion". Theo nguyên lý những hạt mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau, người ta dùng loại hạt nhựa tích Cation để "hút" các ion âm và ngược lại. Khi các hạt nhựa đã bão hòa (không thể "hút" thêm được nữa) người ta phải "sạc" lại. Quá trình này có thể diễn ra liên tục hay theo chu kỳ, tự động hay thủ công tùy vào quy mô và sản phẩm cụ thể.

Một số loại ion thường thấy trong nước chưa xử lý:

Cation

Anion

Calcium (Ca2+)

Chloride (Cl-)

Magnesium (Mg2+)

Bicarbonate (HCO3-)

Sodium (Na+)

Nitrate (NO3-)

Potassium (K+)

Carbonate (CO32-)

Iron (Fe2+)

Sulfate (SO42-)

Làm mềm:

Các ion Can-xi (Ca2+), Magiê (Mg2+) sẽ tạo ra cặn trong đường ống, bám trên bề mặt các vật chứa, anh hưởng đến sinh hoạt. Để thay thế ion magiê, can-xi người ta thường dùng ion soda để làm nước “mềm” hơn. Đây là một trong những ứng dụng của phương pháp trao đổi ion.